Ngành Kỹ thuật ô tô là gì? Học ngành Kỹ thuật ô tô ra trường làm gì?
Việt Nam là quốc gia 97 triệu dân, kinh thế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều. Theo nhiều báo cáo mới đây, ngành công nghiệp ô tô trong nước đang có những bước tiến mạnh mẽ. Ngành Kỹ thuật ô tô được ra đời với mục đích đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng nhanh với ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi như hiện nay.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật ô tô
Ngành Kỹ thuật ô tô (Mã ngành: 7520130) là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Theo học chương trình Kỹ thuật ô tô, sinh viên trước hết được trang bị những kiến thức cơ sở về khoa học – công nghệ trong nhiều lĩnh vực, để từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc nắm bắt tốt kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực Kỹ thuật ô tô như: Cấu tạo ô tô, kết cấu – tính toán ô tô, lý thuyết ô tô, thiết kế ô tô, bảo dưỡng – sửa chữa ô tô, động lực học và điều khiển, an toàn vận hành ô tô, hệ thống cơ điện tử trên ô tô, điện – điện tử, kỹ thuật điều khiển, xử lý tín hiệu, v.v.
Chương trình đào tạo được xây dựng bám sát nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động, thông qua mối liên kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị tân tiến. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện về tư duy phản biện, tính sáng tạo, tác phong làm việc chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm như thuyết trình khoa học, phương pháp viết báo cáo khoa học, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật ô tô
Khu vực miền Bắc
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Thành Đô
- Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học thái Nguyên
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại Học Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Đông Á
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Nam Cần Thơ
3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật ô tô
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
- C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật ô tô
A |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
|
Lý luận Mác- Lênin và Tư tưởng HCM |
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam |
|
Khoa học xã hội- Nhân văn |
|
Phần bắt buộc |
4 |
Pháp luật đại cương |
|
Phần tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần sau) |
5 |
Nhập môn loogic học |
6 |
Kinh tế học đại cương |
7 |
Tâm lý học đại cương |
8 |
Văn hóa kinh doanh |
|
Ngoại ngữ (Kể cả tiếng anh chuyên ngành) |
9 |
Tiếng Anh cơ bản |
10 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
|
Toán- Tin học- Khoa học tự nhiên- Môi trường |
|
Phần bắt buộc |
11 |
Toán cao cấp 1 |
12 |
Toán cao cấp 2 |
13 |
Vật lý đại cương |
14 |
Hóa học đại cương |
15 |
Nhập môn tin học |
|
Phần tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần sau) |
16 |
Xác xuất thống kê |
17 |
Phương pháp tính |
18 |
Môi trường công nghiệp |
19 |
Ô tô và môi trường |
|
Giáo dục thể chất |
|
Giáo dục quốc phòng |
B |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
|
Kiến thức cơ sở ngành |
20 |
Cơ lý thuyết |
21 |
Cơ học chất lỏng ứng dụng |
22 |
Hình họa – Vẽ kỹ thuật |
23 |
Sức bền vật liệu |
24 |
Nguyên lý máy - Chi tiết máy |
25 |
Vật liệu học và công nghệ kim loại |
26 |
Dung sai - Đo lường |
27 |
Kỹ thuật điện - điện tử |
28 |
Công nghệ chế tạo máy |
|
Kiến thức ngành |
|
Phần bắt buộc |
29 |
Động cơ đốt trong |
30 |
Hệ thống điện và điện tử ô tô |
31 |
Kết cấu và tính toán ô tô |
32 |
Lý thuyết ô tô |
33 |
Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô |
34 |
Tin học ứng dụng trong kỹ thuật ô tô |
35 |
Thực hành cơ bản ô tô 1 và 2 (Máy- Gầm - Điện) |
|
Phần tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần sau) |
|
Chọn 1 trong 2 học phần sau |
36 |
Kinh tế tổ chức |
37 |
Kỹ thuật nhiệt |
|
Chọn 1 trong 2 học phần sau |
38 |
Thực hành cơ khí cơ bản |
39 |
Thực hành điện cơ bản |
C |
PHẦN CHUYÊN SÂU |
|
Chọn 2 trong 5 học phần sau |
40 |
Nhiên liệu, dầu, mỡ, và chất tẩy rửa |
41 |
Kỹ thuật điện lạnh ô tô |
42 |
Kiểm định và chẩn đoán ô tô kỹ thuật ô tô |
43 |
Ô tô sử dụng năng lượng mới |
44 |
Điều khiển thủy khí |
|
Chọn 1 trong 4 học phần sau |
45 |
Thực hành động cơ nâng cao |
46 |
Thực hành gầm ô tô nâng cao |
47 |
Thực hành điện ô tô nâng cao |
48 |
Luật giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe |
|
Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận tốt nghiệp |
49 |
Thực tập tốt nghiệp |
50 |
Làm khóa luận tốt nghiệp |
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật ô tô sau khi tốt nghiệp
Sinh viên học ngành Kỹ thuật Ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau đây:
- Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế.
- Kỹ sư vận hành hệ thống tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực.
- Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
- Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô - máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm sửa chữa ô tô.
- Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.
- Kỹ sư nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô - máy động lực.
- Giảng dạy kỹ thuật, tại trường dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật trên khắp cả nước.
- Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
- Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, công ty tập đoàn kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
- Kỹ sư sản phẩm chuyên thiết kế các thành phần, các hệ thống, thiết kế và kiểm tra thiết bị xem nó có đạt được yêu cầu đặt ra hay không, vật liệu có đạt được độ bền hay không..
- Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Họ tiến hành cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1517
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1782
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1041
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1535
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1315
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1409
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1989
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3070
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4281
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công