Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì?
Trong thời đại khoa học kỹ thuật có những bước phát triển vượt bậc, bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, đòi hỏi nguồn nhân lực có tay nghề cao. Chính vì điều đó, ngành kỹ thuật cơ điện tử trong những năm gần đây là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu thích khoa học cũng như mong muốn có mức lương xứng đáng sau khi ra trường. Hãy để Hướng nghiệp GPO giới thiệu cho bạn về ngành Kỹ thuật cơ điện tử với bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử (mã ngành: 7520114, một số trường là 7510203) là ngành học kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính; nhằm mục đích phát triển tối đa tư duy hệ thống thiết kế và phát triển, tạo ra những sản phẩm mới có tính năng vượt trội. Theo học ngành này, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử, cùng với rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, để có thể thực hành công việc sau khi tốt nghiệp.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử
- Khu vực miền Bắc:
Đại học Kỹ thuật sư phạm Nam Định |
- Khu vực miền Trung – Tây Nguyên:
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng |
Đại học Nông lâm – Đại học Huế |
Đại học Phạm Văn Đông |
- Khu vực miền Nam:
Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM |
Đại học Công nghệ kỹ thuật Cần Thơ |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long |
Đại học Tiền Giang |
3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Ngành Kỹ thuật Cơ điện xét tuyển những tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử
I |
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
|
Khối kiến thức bắt buộc |
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1 |
2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối cách mạng của ĐCSVN |
5 |
Đại số tuyến tính |
6 |
Giải tích 1 |
7 |
Giải tích 2 |
8 |
Elementary |
9 |
Pre-Intermediate 2 |
10 |
Intermediate 1 |
11 |
Vật lý 1 |
12 |
Vật lý 2 |
13 |
Giáo dục thể chất 1 |
14 |
Giáo dục thể chất 2 |
15 |
Giáo dục thể chất 3 |
16 |
Hóa đại cương |
17 |
Giáo dục quốc phòng |
18 |
Quản trị doanh nghiệp CN |
19 |
Pháp luật đại cương |
20 |
Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT (chọn 1 trong 2 học phần) |
20.1 |
Môi trường và Con người |
20.2 |
Logic |
II. |
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
II.1 |
Khối kiến thức cơ sở |
21 |
Đại cương về kỹ thuật |
22 |
Vẽ kỹ thuật |
23 |
Cơ kỹ thuật 1 |
24 |
Các quá trình gia công |
25 |
Cơ học Chất lỏng |
26 |
Vẽ kỹ thuật cơ khí |
27 |
Cơ điện tử |
28 |
Cơ kỹ thuật 2 |
29 |
Nhiệt Động lực học |
30 |
Cơ học vật liệu |
31 |
Nguyên lý máy |
32 |
Dung sai và đo lường |
33 |
Chi tiết máy |
34 |
Robot công nghiệp |
35 |
Đồ án thiết kế Robot Công nghiệp |
36 |
Kỹ thuật điện tử tương tự |
37 |
Kỹ thuật điện tử số |
38 |
Điều khiển chuyển động |
39 |
Lập trình trong kỹ thuật |
40 |
Vi xử lý – Vi điều khiển |
41 |
Kỹ thuật đo lường 1 |
42 |
Kỹ thuật điện đại cương |
43 |
Lý thuyết điều khiển tự động |
44 |
Cơ sở Truyền động điện |
45 |
Thí nghiệm cơ sở Cơ điện tử |
46 |
Thực tập công nghệ |
47 |
Thực tập công nhân Cơ điện tử |
II.2 |
Khối kiến thức riêng chuyên ngành Cơ Điện tử |
48 |
Thí nghiệm hệ thống điều khiển |
49 |
Hệ thống điều khiển số |
50 |
Hệ thống điều khiển lập trình |
51 |
Mô hình hóa các hệ thống động lực |
52 |
Sensor và cơ cấu chấp hành |
53 |
Các hệ thống đo cơ điện tử |
54 |
Đồ án Hệ thống đo cơ điện tử |
55 |
Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử |
56 |
Thiết kế hệ thống cơ điện tử |
57 |
Tự chọn kỹ thuật 1 (chọn 1 trong 3 học phần) |
57.1 |
Lý thuyết điều khiển nâng cao |
57.2 |
Thiết bị điện tử dân dụng |
57.3 |
Kỹ thuật điều khiển robot |
58 |
TTTN chuyên ngành Cơ điện tử |
59 |
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cơ điện tửhoặc tự chọn kỹ thuật 2 ( chọn 2 trong 4 học phần) |
59.1 |
Trang bị điện trên máy công cụ |
59.2 |
Tự động hóa truyền động thủy khí |
59.3 |
PP và tiến trình thiết kế |
59.4 |
Các ứng dụng của CAD |
5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử có thể đảm đương các nhiệm vụ về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy tu bảo trì tại khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, các công ty chuyên thiết kế sản xuất thiết bị linh kiện tự và các nhà máy sử dụng thiết bị tự động để sản xuất hàng tiêu dùng. Cụ thể các vị trí công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.
- Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
- Quản lý sản xuất bảo trì, duy tu sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.
- Cán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón.
- Cán bộ quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
- Cán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.
- Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Nguyên Hạnh
Bài viết khác
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 25
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Xem thêm [+]Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 9
Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Xem thêm [+]Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 45
Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Xem thêm [+]Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 15
Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Xem thêm [+]Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 101
Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Xem thêm [+]Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 8
Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Xem thêm [+]39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 254
39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Xem thêm [+]Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 215
Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 202
Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Xem thêm [+]Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 248
Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công