Học Quản lý đất đai ra trường làm gì? Có dễ tìm việc không?
Ngành quản lý đất đai không chỉ dạy bạn cách đo đạc hay quy hoạch mà còn cung cấp nhiều kiến thức hữu ích để bạn tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Với tầm bằng quản lý đất đai, các bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm, không giới hạn ở phạm vi các cơ quan nhà nước. Trong xã hội mà "tấc đất tấc vàng" như hiện nay thì các nghề nghiệp liên quan tới đất đai, bất động sản, xây dựng, quy hoạch được rất nhiều bạn đánh giá là có tiềm năng, triển vọng. Thế nhưng, việc ngày càng có nhiều bạn thi, học ngành quản lý đất đai cũng không thay đổi được sự thật là nhiều bạn vẫn lo lắng "nhỡ" tốt nghiệp rồi không xin được việc. Hướng nghiệp GPO sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc về việc học quản lý đất đai ra trường làm gì và có dễ xin việc không trong bài viết sau.
I. Tổng quan ngành Quản lý đất đai
Học quản lý đất đai, dĩ nhiên sẽ không phải thực tế là bạn ngay lập tức học cách quản lý. Nói một cách chính xác, qua những kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong trường, bạn sẽ từng bước biết cách: Đo đạc, chỉnh lý các thống kê đất đai trong một khu vực nhất định; hiểu rõ luật và các quy định, nghị định của nhà nước về quyền sử dụng đất; thành thạo về các thủ tục hành chính liên quan, đánh giá tiềm năng các khu đất, học về đầu tư đất đai, sử dụng các công cụ; khả năng thiết kế và quy hoạch, môi trường, địa chính,...
Tưởng như chương trình học của ngành quản lý đất đai khá phức tạp và khó học nhưng các trường đều sẽ kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Môn học được chia ra theo từng năm, từ cơ bản, môn chung đến chuyên sâu. Học và tiếp thu kiến thức từ từ giúp bạn tích lũy theo trình tự nhất định.
II. Học ngành Quản lý đất đai ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Quản lý đất đai là một ngành mà chỉ nghe tới thôi, ngay lập tức người ta sẽ nghĩ đến các công việc "quản lý" trong các bộ, ban, ngành thuộc cơ quan nhà nước. Thực tế, cơ hội việc làm của các bạn có bằng cao đẳng, đại học ngành quản lý đất đai cũng có thể mở rộng ra các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân, cụ thể như sau:
1. Cơ quan nhà nước
- Cán bộ địa chính, hành chính cấp cơ sở, làm việc tại các ủy ban nhân dân xã, phường.
- Trong các phòng tài nguyên môi trường, phòng quản lý đô thị của huyện, quận.
- Văn phòng đăng ký đất đai.
- Ban thanh tra của huyện, quận, tỉnh, thành phố.
- Cục quản lý đất đai.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,...
Với các vị trí việc làm kể trên, bạn sẽ cần thời gian thực tập, cần thông qua các kỳ thi công chức và mỗi vị trí thích hợp với trình độ, kinh nghiệm khác nhau. Chẳng hạn, sinh viên mới tốt nghiệp đại học có thể làm địa chính, quản lý đất đai ở xã, phường hay các phòng ban trên huyện. Trong khi đó, muốn làm tại sở, bộ thì bạn sẽ không chỉ cần trình độ, kinh nghiệm mà phải phấn đấu nhiều năm trong công tác và có những thành tích ấn tượng được ghi nhận,...
Khi làm nhà nước, mức lương của các bạn học quản lý đất đai sẽ được trả theo ngạch lương, hệ số lương và phân loại công chức, thường tăng dần theo thâm niên. Thu nhập của bạn có thể dao động trong khoảng từ khoảng 3,5 triệu/tháng - hơn 11 triệu/tháng.
2. Giảng viên, nghiên cứu
- Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành quản lý đất đai.
- Nghiên cứu trong các cơ quan như: Hội Khoa học đất, Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai...
Cũng gần tương tự như việc làm trong các cơ quan nhà nước, khi tìm việc làm giảng viên, chuyên viên/ cán bộ nghiên cứu, mức lương của bạn sẽ được trả theo quy định của nhà nước. Các trường có thể có những chính sách phụ cấp nghiên cứu... cho giảng viên. Mức lương chính thức của bạn cũng sẽ từ khoảng 5 - hơn 10 triệu/tháng, tùy vào số năm kinh nghiệm làm việc và những thành tựu nghiên cứu.
3. Các công ty, doanh nghiệp
- Công ty bất động sản, môi giới, định giá nhà đất.
- Công ty xây dựng, bản đồ, trắc địa.
- Công ty kinh doanh địa ốc.
- Ban quản lý dự án quy hoạch, xây dựng...
So với các việc làm nhà nước thì công việc trong các công ty bên ngoài cho sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý đất đai được trả lương cao hơn. Với các công việc như chuyên viên kinh doanh bất động sản thì lương của bạn sẽ có lương cứng và doanh số, có thể mỗi tháng bạn sẽ nhận 10 - 22 triệu và cao nhất lên tới 50 - 60 triệu. Các công việc văn phòng và thực hành khác như đo đạc, trắc địa thì lương sẽ khoảng 6 - 8 triệu/tháng khi mới ra trường và tăng dần lên 10 - 15 triệu/tháng.
III. Các trường đào tạo ngành Quản lý đất đai tốt nhất
Trên cả nước có hàng chục trường đại học, cao đẳng tuyển sinh ngành quản lý đất đai. Mỗi trường đều có thế mạnh khác nhau nên khi chọn trường, bạn hãy căn cứ vào kết quả học tập và mong muốn để thi, gửi hồ sơ xét tuyển nhé. Những trường đại học có ngành này là:
1. Miền Bắc
- Đại học Mỏ Địa chất.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Nông Lâm Bắc Giang.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Đại học Lâm nghiệp.
- Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
2. Miền Trung
- Đại học Vinh.
- Đại học Tây Nguyên.
- Đại học Quy Nhơn.
- Đại học Kinh tế Nghệ An.
- Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.
- Đại học Hồng Đức.
3. Miền Nam
- Đại học Tây Đô.
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học Đồng Nai.
- Đại học Nam Cần Thơ.
- Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Đại học Thủ Dầu Một.
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
- Đại học Tài nguyên Môi trường TP.HCM.
- Đại học Công nghệ Miền Đông.
IV. Học ngành Quản lý đất đai có dễ tìm việc không?
Rõ ràng, quản lý đất đai là một ngành học thú vị với nhiều kiến thức và kỹ năng bạn không thể học ở đâu khác. Bên cạnh đó, ngành này cũng ngày càng hot, bởi thế nên mới có nhiều trường đào tạo, nhiều thí sinh dự thi. Dù vậy, với câu hỏi dễ hay khó tìm việc làm thì bạn sẽ cần có cái nhìn sâu sắc hơn.
Một ngành học dù hay đến đâu, được khen là sẽ không lo thất nghiệp chăng nữa thì cũng không có gì là tuyệt đối. Với ngành quản lý đất đai, bạn sẽ dễ xin việc nếu có kết quả học tập tốt, năng lực toàn diện và không tự giới hạn mình. Nếu nghĩ chỉ có thể làm nhà nước, không thi được công chức là "hết đường" thì chắc chắn sẽ khó tìm việc.
Ngược lại, các bạn luôn cố gắng, khi không có kết quả học tập tốt nhưng năng động, tích cực, giỏi kỹ năng, khéo léo trong giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ hoặc đơn giản là giỏi kỹ thuật đo đạc, trắc địa... bạn vẫn sẽ dễ tìm việc. Tất cả cơ hội việc làm và mức lương phụ thuộc vào chính bạn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Phan Ngọc
Theo vn.joboko.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ngành Quản lý đất đai là gì? Học ngành Quản lý đất đai ra trường làm gì?
Nghề bán hàng có tương lai hay không? Việc làm bán hàng phổ biến
Top 10 việc làm "hot" nhất ngành công nghiệp trò chơi điện tử
Người cẩn thận, tỉ mỉ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp không? công việc nào thì phù hợp?
Mục tiêu nghề nghiệp có thực sự quan trọng? làm gì để tạo mục tiêu phù hợp?
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 47
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 177
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công