Ngành Công nghệ sinh học là gì? Học ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Nếu bạn là một người đam mê nghiên cứu và tìm hiểu về thế giới xung quanh, thì có lẽ ngành Công nghệ sinh học khá phù hợp với sở thích của bạn rồi đó! Ngành Công nghệ sinh học là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học hiện nay.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học (Mã ngành: 7420201) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
Hiểu theo nghĩa hẹp, Công nghệ sinh học liên quan đến những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền và các kỹ thuật cao cấp khác như cố định enzyme, tạo dòng vi khuẩn tổng hợp protein cho con người hay tạo các kháng thể đơn dòng. Mục tiêu của ngành là sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và các sảm phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay.
2. Các trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học
Khu vực miền Bắc
- ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN (ĐHQGHN) - HUS
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - VNUA
- ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
- ĐẠI HỌC NÔNG LÂM (ĐH THÁI NGUYÊN) - TUAF
- ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - VNUF
- ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - USTH
- ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI - HOU
- ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ - HDIU
- ĐẠI HỌC KHOA HỌC (ĐH THÁI NGUYÊN) - TNUS
- ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - VUI
Khu vực miền Trung
- ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (ĐH ĐÀ NẴNG) - DUT
- ĐẠI HỌC NHA TRANG - NTU
- ĐẠI HỌC VINH - TDV
- ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
- ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
- ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
- ĐẠI HỌC KHOA HỌC- ĐẠI HỌC HUẾ
Khu vực miền Nam
- ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN- ĐHQG TP.HCM
- ĐẠI HỌC VĂN HIẾN - VHU
- ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM - IUH
- ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM - HCMUT
- ĐẠI HỌC QUỐC TẾ (ĐHQGTPHCM) - HCMIU
- ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG - HIU
- ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG - TDTU
- ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT - TDM
- ĐẠI HỌC VĂN LANG - VLU
- ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH - NTT
3. Các khối xét tuyển ngành Công nghệ sinh học
Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán - Lý - Hóa học
- B00: Toán - Hóa học - Sinh học
- B03: Toán - Sinh học - Ngữ văn
- B05: Toán - Sinh học - KHXH
- B08: Toán - Sinh - Tiếng Anh
4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học
I | Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đế số 12) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 1 |
6 | Tin học cơ sở 3 |
7 | Tiếng Anh A1 |
8 | Tiếng Anh A2 |
9 | Tiếng Anh B1 |
10 | Giáo dục thể chất |
11 | Giáo dục quốc phòng - an ninh |
12 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
13 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
14 | Khoa học trái đất và sự sống |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
15 | Đại số tuyến tính |
16 | Giải tích 1 |
17 | Giải tích 2 |
18 | Xác suất thống kê |
19 | Cơ-Nhiệt |
20 | Điện-Quang |
21 | Hóa học đại cương |
22 | Hóa học hữu cơ |
23 | Hóa học phân tích |
24 | Thực tập hóa học đại cương |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Bắt buộc |
25 | Tế bào học |
26 | Sinh học phân tử |
27 | Hóa sinh học |
28 | Di truyền học |
29 | Vi sinh vật học |
30 | Thống kê sinh học |
31 | Sinh lý học người và động vật |
32 | Sinh học phát triển |
33 | Thực tập thiên nhiên |
IV.2 | Tự chọn |
34 | Lý sinh học |
35 | Mô học |
36 | Proteomic và sinh học cấu trúc |
37 | Miễn dịch học phân tử |
38 | Vi rút học cơ sở |
39 | Thực tập sản xuất |
V | Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
V.1 | Bắt buộc |
40 | Các kỹ thuật cơ bản trong Công nghệ sinh học |
41 | Tin sinh học |
42 | Nhập môn công nghệ sinh học |
43 | Sinh học chức năng thực vật |
44 | Kỹ thuật di truyền |
45 | Hệ thống học thực vật học |
46 | Hệ thống học động vật không xương sống |
47 | Hệ thống học động vật có xương sống |
V.2. | Tự chọn |
V.2.1 | Các môn chuyên sâu |
V.2.1.1 | Các môn học chuyên sâu về Di truyền học và kỹ nghệ gen |
48 | Di truyền vi sinh vật học |
49 | Công nghệ protein-enzym |
50 | Di truyền học dược lý |
51 | Di truyền học ung thư |
52 | Công nghệ sinh học dược phẩm |
V.2.1.2 | Các môn học chuyên sâu về Vi sinh vật học và công nghệ lên men |
53 | Vi sinh vật học và xử lý môi trường |
54 | Di truyền vi sinh vật học |
55 | Công nghệ sinh học vacxin |
56 | Vi sinh vật học thực phẩm |
57 | Enzym vi sinh vật |
V.2.1.3 | Các môn học chuyên sâu về Hóa sinh học và công nghệ protein-enzym |
58 | Cơ sở hóa sinh chế biến thực phẩm |
59 | Công nghệ protein-enzym |
60 | Công nghệ mô và tế bào thực vật |
61 | Nuôi cấy mô và tế bào thực vật |
V.2.1.4 | Các môn học chuyên sâu về Công nghệ tế bào |
62 | Nuôi cấy mô và tế bào thực vật |
63 | Công nghệ sinh học động vật |
64 | Công nghệ tế bào gốc |
65 | Sinh học khối u |
V.2.1.5 | Các môn học chuyên sâu về Sinh y |
66 | Cơ sở phân tử của bệnh |
67 | Vi sinh vật y học |
68 | Động vật y học |
69 | Sinh học khối u |
70 | Công nghệ sinh học dược phẩm |
V.2.2 | Các môn học bổ trợ |
71 | Sinh thái học môi trường |
72 | Phương pháp nghiên cứu thực vật |
73 | Các nguyên lý của Sinh học bảo tồn |
74 | Sinh học và sinh thái học động vật c xương sống |
75 | Côn trùng học đại cương |
VI | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
Thực tập và niên luận | |
76 | Niên luận |
77 | Khóa luận tốt nghiệp |
Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
78 | Năng lượng sinh học |
79 | Di truyền học tế bào soma |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Theo học ngành Công nghệ sinh học, khi ra trường, sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:
- Giảng dạy Sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường THPT.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng...), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.
- Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ sinh học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé!
Minh Trâm
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1467
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1712
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 988
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1476
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1259
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1358
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1926
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2974
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4171
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công