Ngành Luật là gì? Học ngành Luật ra làm gì?
Ngành Luật luôn là một ngành học “hot” bởi đây là một ngành có mức lương khá tốt sau khi tốt nghiệp và có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhiều bạn còn nghĩ học Luật ra sẽ làm luật sư. Tuy nhiên, ngành Luật là một ngành rất rộng, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc không chỉ mỗi nghề luật sư.
Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này, hãy xem bài viết dưới đây của GPO. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của bạn về ngành Luật.
1. Giới thiệu chung về ngành Luật
Ngành Luật (mã ngành 7380101) là ngành học chuyên nghiên cứu về lĩnh vực luật pháp. Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức luật trên mọi lĩnh vực. Đây là ngành học yêu cầu người học phải dành rất nhiều thời gian để có thể tiếp thu kiến thức và cần có một tư duy linh hoạt cùng với hiểu biết sau rộng.
2. Các trường đào tạo ngành Luật
⦁ Khu vực miền Bắc:
Đại học Biên phòng |
⦁ Khu vực miền Trung – Tây Nguyên:
Đại học Hà Tĩnh |
Đại học Hồng Đức |
Đại học Quảng Bình |
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa |
Đại học Luật – Đại học Huế |
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng |
Đại học Đà Lạt |
Đại học Quy Nhơn |
Đại học Thái Bình Dương |
⦁ Khu vực miền Nam:
Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) |
Đại học Sài Gòn |
Đại học Nam Cần Thơ |
3. Các khối xét tuyển ngành Luật
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
4. Chương trình đào tạo ngành Luật
I |
Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 |
Tin học cơ sở |
6 |
Ngoại ngữ A1 |
|
Tiếng Anh A1 |
|
Tiếng Nga A1 |
|
Tiếng Pháp A1 |
|
Tiếng Trung A1 |
7 |
Ngoại ngữ A2 |
|
Tiếng Anh A2 |
|
Tiếng Nga A2 |
|
Tiếng Pháp A2 |
|
Tiếng Trung A2 |
8 |
Ngoại ngữ B1 |
|
Tiếng Anh B1 |
|
Tiếng Nga B1 |
|
Tiếng Pháp B1 |
|
Tiếng Trung B1 |
9 |
Giáo dục thể chất |
10 |
Giáo dục quốc phòng –an ninh |
11 |
Kĩ năng mềm |
II |
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
II.1 |
Bắt buộc |
12 |
Logic học đại cương |
II.2 |
Tự chọn |
13 |
Tâm lý học đại cương |
14 |
Quản trị học |
15 |
Kinh tế học đại cương |
16 |
Chính trị học đại cương |
17 |
Xã hội học đại cương |
18 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
19 |
Môi trường và phát triển |
20 |
Thống kê cho khoa học xã hội |
III |
Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 |
Bắt buộc |
21 |
Lý luận về nhà nước và pháp luật |
22 |
Lịch sử nhà nước và pháp luật |
23 |
Luật hiến pháp |
24 |
Luật hành chính |
25 |
Luật học so sánh |
III.2 |
Tự chọn |
26 |
Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý |
27 |
Luật La Mã |
28 |
Xã hội học pháp luật |
IV |
Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 |
Bắt buộc |
29 |
Luật dân sự 1 |
30 |
Luật dân sự 2 |
31 |
Luật dân sự 3 |
32 |
Luật hình sự 1 |
33 |
Luật hình sự 2 |
34 |
Luật thương mại 1 |
35 |
Luật thương mại 2 |
36 |
Luật tài chính |
37 |
Luật ngân hàng |
38 |
Pháp luật về đất đai - môi trường |
39 |
Luật hôn nhân và gia đình |
40 |
Luật tố tụng hình sự |
41 |
Luật tố tụng dân sự |
42 |
Luật lao động |
43 |
Công pháp quốc tế |
44 |
Tư pháp quốc tế |
IV.2 |
Tự chọn |
45 |
Xây dựng văn bản pháp luật |
46 |
Luật cạnh tranh |
47 |
Luật thi hành án hình sự |
48 |
Luật thi hành án dân sự |
49 |
Luật hàng hải quốc tế |
V |
Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
V.1 |
Bắt buộc |
50 |
Luật thương mại quốc tế |
51 |
Luật tố tụng hành chính |
52 |
Pháp luật về sở hữu trí tuệ |
53 |
Pháp luật về thị trường chứng khoán |
54 |
Lý luận pháp luật về quyền con người |
55 |
Tội phạm học |
V.2 |
Tự chọn |
56 |
Nhà nước và pháp luật các quốc gia thuộc Asean |
57 |
Luật hiến pháp nước ngoài |
58 |
Hệ thống tư pháp hình sự |
59 |
Kỹ năng tư vấn pháp luật |
60 |
Kỹ năng giải quyết các tranh chấp về dân sự |
61 |
Giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại có yếu tố nước ngoài |
VI |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
62 |
Niên luận -Thực tập, thực tế |
63 |
Khóa luận hoặc môn học thay thế tốt nghiệp (Chọn trong khối kiến thức tự chọn của khối kiến thức M3; M4; M5 những môn sinh viên chưa học) |
5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật
Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật:
- Thẩm phán: Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.
- Kiểm soát viên: Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.
- Luật sư: Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.
- Công chứng viên: Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…
- Chấp hành viên: Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:
- Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức...
- Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
- Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
- Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
- Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
- Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
- Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Luật. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Nguyên Hạnh
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 268
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 251
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 332
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công