Ngành Kế toán là gì? Học ngành Kế toán ra trường làm gì?
Ngành Kế toán là một ngành rất phổ biến và có tính ổn định cao do nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào. Vì vậy, Kế toán là một ngành học được nhiều người quan tâm và theo học.
Nếu bạn đã thấy ngành học Kế toán phù hợp với bản thân và bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kế toán
Kế toán (Mã ngành: 7340301) - tiếng Anh là Accountant. Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân... Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
2. Các trường đào tạo ngành Kế toán
Khu vực miền Bắc
Đại học Ngoại Thương (Cơ Sở Quảng Ninh) |
Khu vực miền Trung
Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng |
Đại học Kinh Tế - Đại học Huế |
Đại học Kinh Tế Nghệ An |
Khu vực miền Nam
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM |
Đại học Công nghiệp TP.HCM |
Đại học Sài Gòn |
3. Các khối xét tuyển ngành Kế toán
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kế toán:
- A00 Toán, Lý, Hóa
- A01 Toán, Lý, Anh
- A04 Toán, Lý, Địa
- A07 Toán, Sử, Địa
- A16 Toán, Văn, KHTN
- B00 Toán, Hóa Sinh
- C01 Toán, Văn, Lý
- D01 Toán, Văn, Anh
- D07 Toán, Hóa, Anh
- D09 Toán, Sử, Anh
- D10 Toán, Địa, Anh
- D90 Toán, KHTN, Anh
- D96 Toán, Anh, KHXH
4. Chương trình đào tạo ngành Kế toán
Khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Kế toán của Đại học Quốc gia Hà Nội.
I | Khối kiến thức chung |
(Không tính các môn học 9-11) | |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Tiếng Anh A1 |
7 | Tiếng Anh A2 |
8 | Tiếng Anh B1 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
12 | Toán cao cấp |
13 | Xác suất thống kê |
14 | Toán kinh tế |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các môn học bắt buộc |
15 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
16 | Kinh tế vi mô |
17 | Kinh tế vĩ mô |
18 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
19 | Kinh tế lượng |
III.2 | Các môn học tự chọn |
20 | Lãnh đạo và giao tiếp nhóm |
21 | Lịch sử văn minh thế giới |
22 | Xã hội học đại cương |
23 | Logic học |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các môn học bắt buộc |
24 | Luật kinh tế |
25 | Nguyên lý quản trị kinh doanh |
26 | Kinh tế tiền tệ - ngân hàng |
27 | Tài chính doanh nghiệp 1 |
28 | Nguyên lý kế toán |
29 | Nguyên lý marketing |
IV.2 | Các môn học tự chọn |
30 | Định giá doanh nghiệp |
31 | Đầu tư tài chính |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các môn học bắt buộc |
32 | Kế toán tài chính 1 |
33 | Kế toán tài chính 2 |
34 | Kế toán tài chính 3 |
35 | Kế toán quản trị |
36 | Tài chính doanh nghiệp 2 |
37 | Thuế |
38 | Hệ thống thông tin kế toán |
39 | Quản trị tài chính quốc tế |
40 | Phân tích tài chính |
41 | Kiểm toán căn bản |
42 | Phân tích hoạt động kinh doanh. |
V.2 | Các môn học tự chọn |
V.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
V.2.1.1 | Các môn học chuyên sâu về Kế toán |
43 | Kế toán quốc tế |
44 | Kế toán thuế |
45 | Thực hành kế toán tài chính |
V.2.1.2 | Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán |
46 | Kiểm toán tài chính |
47 | Kiểm toán nội bộ |
48 | Thực hành kiểm toán tài chính |
V.2.2 | Các môn học bổ tự chọn chung |
49 | Kế toán doanh nghiệp dịch vụ |
50 | Kế toán ngân hàng thương mại |
51 | Những vấn đề hiện tại của kế toán |
52 | Đàm phán trong kinh doanh |
53 | Các thị trường và định chế tài chính |
V.3 | Kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
V.3.1 | Thực tập và niên luận |
54 | Thực tập thực tế 1 |
55 | Thực tập thực tế 2 |
56 | Niên luận |
V.3.2 | Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế |
57 | Khóa luận tốt nghiệp |
02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
58 | Kế toán công |
59 | Kiểm toán dự án |
5. Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
Hiện nay, Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, hay một tổ chức nhà nước hay tư nhân nào. Do đó cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán vô cùng lớn và có triển vọng trong tương lai. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn và dễ dàng xin được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp. Tốt nghiệp ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
- Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
- Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
- Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính;
- Giảng viên giảng dạy ngành kế toán;
Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
- Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
- Các đơn vị công các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
- Các cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
- Các trường Đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán;
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kế toán. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Hương Giang
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
TOP 5 chứng chỉ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán không thể bỏ qua
Kỹ năng của kế toán chuyên nghiệp
Kế toán thuế - Cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1467
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1712
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 988
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1476
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1259
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1358
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1926
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2974
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4171
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công